Xét đề nghị cấp bằng “Tổ quốc ghi công”

5.1. Cơ sở pháp lý
  • Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14, ngày 09/12/2020 của Ủy ban thường vụ quốc hội ưu đãi người có công với cách mạng.
  • Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết, và biện pháp thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
  • Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH, ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương và Xã hội hướng dẫn về lập thủ tục hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
  • Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ.
  • Thông tư số 14/2023/TT- BCA, ngày 20/4/2023 của Bộ Công an hướng dẫn quy trình công nhận và thực hiện chế độ ưu đãi với người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Công an
5.2. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
  1. Yêu cầu, điều kiện: Đúng đối tượng quy định tại Thông tư số 14/2023/TT- BCA, ngày 20/4/2023 của Bộ Công an hướng dẫn quy trình công nhận và thực hiện chế độ ưu đãi với người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Công an.
  2. Đối tượng: cá nhân.
5.3. Thành phần hồ sơ Bản
chính
Bản
sao
5.3.1. Giấy chứng nhận hy sinh (mẫu sô 34) x  
5.3.2. Các giấy tờ để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận hy sinh:
Cán bộ, chiến sỹ hy sinh trong chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020, phải có giấy xác nhận về trường hợp hy sinh của Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên.
  • Cán bộ, chiến sỹ làm nghĩa vụ quốc tế mà bị chết trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương, bị bệnh phải đưa về nước điều trị và chết trong khi đang điều trị quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, phải có:
+ Quyết định cử đi làm nghĩa vụ quốc tế của cấp có thẩm quyền (theo phân cấp quản lý cán bộ).
+ Giấy xác nhận trường hợp hy sinh của đơn vị cấp Cục, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương trở lên.
  • Cán bộ, chiến sỹ hy sinh trong trường hợp trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020, phải có:
+ Kết luận của cơ quan điều tra.
+ Trường hợp không xác định được đối tượng phạm tội phải có quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án.
+ Trường hợp đối tượng phạm tội bỏ trốn hoặc không xác định được nơi đối tượng cư trú phải có quyết định truy nã bị can.
+ Trường hợp án kéo dài phải có quyết định gia hạn điều tra.
+ Trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc đã chết phải có một trong các giấy tờ sau: Quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án.
  • Cán bộ, chiến sỹ hy sinh trong trường hợp dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, phải có biên bản xảy ra sự việc của Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên.
  • Cán bộ, chiến sỹ hy sinh trong trường hợp đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữu người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, phải có biên bản xảy ra sự việc của Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc.
  • Cán bộ, chiến sỹ hy sinh trong trường hợp do ốm đau, tai nạn không thể cứu chữa kịp thời khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, hải đảo có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo danh mục chính phủ quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020, phải có giấy xác nhận trường hợp hy sinh và giấy xác nhận hoặc quyết định cử đi làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật của cấp có thẩm quyền.
  • Cán bộ, chiến sỹ do vết thương tái phát là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 23 của Pháp lệnh này có tỷ lệ thương cơ thể từ 61% trở lên, có bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện tuyến huyện trở lên và biên bản kiểm thảo tử vong quy định tại Điểm l Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng:
+ Thương binh có tỉ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên phải có giấy xác nhận chết do vết thương tái phát của cơ sở y tế kèm theo hồ sơ thương binh.
+ Thương binh có tỷ lệ khả năng lao động từ 61% đến 80% phải có bản sao Bệnh án điều trị và biên bản kiểm thảo tử vong do vết thương tái phát của bệnh viện cấp huyện trở lên kèm theo hồ sơ thương binh.
  • Cán bộ, chiến sỹ được xác định hy sinh trong trường hợp mất tích quy định tại Điểm m Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, phải có phiếu xác minh (mẫu LS2) của Công an đơn vị, địa phương có thẩm quyền.
Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, i và k quy định tại điểm m, Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công mất tích từ ngày 01/01/1990 trở về sau thì ngoài phiếu xác minh và các giấy tờ tương ứng với từng trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 phải có thêm quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Cán bộ, chiến sỹ hy sinh trong trường hợp trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, phải có biên bản xảy ra sự việc của đơn vị trực tiếp tổ chức huấn luyện, diễn tập kèm theo một trong các giấy tờ sau:
+ Bản sao kế hoạch hoặc văn bản chỉ đạo có liên quan của cấp có thẩm quyền.
+ Quyết định giao nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh của cấp có thẩm quyền.
- Cán bộ, chiến sỹ hy sinh từ ngày 31/12/1994 trở về trước đã được ghi nhận là liệt sỹ ở một trong các giấy tờ sau: Giấy báo tử trận; Huân chương; Huy chương; Giấy chứng nhận đeo Huân chương, Huy chương; Bảng vàng danh dự; Bảng gia đình vẻ vang; danh sách liệt sỹ lưu trữ tại các trung đoàn và tương đương trở lên, lịch sử Đảng bộ cấp xã trở lên được các cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định và đã xuất bản; báo cáo hàng năm từ trước năm 1995 của cấp ủy đảng được lưu giữ tại cơ quan có thẩm quyền.
   
5.3.3. Văn bản nêu chi tiết về trường hợp hy sinh của cán bộ, chiến sĩ và đề nghị của Công an các đơn vị, địa phương gửi Công an tỉnh. x  
5.3.4. Văn bản nêu chi tiết về trường hợp hy sinh của cán bộ, chiến sĩ và đề nghị của Công an tỉnh gửi Bộ Công an. x  
5.3.5. Các tài liệu khác (nếu có).    
5.4. Số lượng hồ sơ
03 (ba) bộ.
5.5. Thời hạn giải quyết
30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5.6. Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
  Đội Chính sách và Bảo hiểm, Phòng Tổ chức cán bộ, Công an Trị. tỉnh Quảng
5.7. Lệ phí
  Không
5.8. Quy trình xử lý công việc
STT Trình tự Trách nhiệm Thời
gian
Biểu mẫu/ kết quả
B1 Chuẩn bị hồ sơ, nộp kèm công văn đề nghị gửi về Công an tỉnh (qua phòng Tổ chức cán bộ). Công an các đơn vị, địa phương và thân nhân cán bộ, chiến sĩ hy sinh. Giờ
hành
chính
Theo mục 5.2.
B2 Công an tỉnh tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:
  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì ghi giấy biên nhận hẹn ngày trả kết quả.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn đơn vị và thân nhân cán bộ, chiến sĩ hy sinh bổ sung đầy đủ thành phần hồ sơ và chuẩn bị lại hồ sơ theo B1.
Đội Chính sách và Bảo hiểm, phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh. Giờ
hành
chính
BM 01: Giấy biên nhận.
B3 Công an tỉnh lập hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ và gửi 01 bộ hồ sơ kèm công văn đề nghị gửi về Cục Tổ chức cán bộ giải quyết. Đội Chính sách và Bảo hiểm, phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh. 15 ngày BM 02: Phiếu theo dõi quá trình xử lý công việc
B4 Cục Tổ chức cán bộ  tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và báo cáo Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng ký văn bản đề nghị kèm hồ sơ xác nhận liệt sĩ gửi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Thủ tướng cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”.
B5 Công an tỉnh tiếp nhận Bằng “Tổ quốc ghi công” do Cục Tổ chức cán bộ chuyển đến, thông báo cho thân nhân liệt sĩ và Công an đơn vị, địa phương đề nghị biết. Đội Chính sách và Bảo hiểm, phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh 01 ngày  
B6 Công an tỉnh phối hợp với UBND cấp xã nơi thân nhân liệt sĩ cư trú tổ chức Lễ truy điệu liệt sĩ và trao Bằng “Tổ quốc ghi công” cho thân nhân liệt sĩ. Công an tỉnh (Phòng Tổ chức cán bộ, phòng Công tác chính trị tham mưu tổ chức) 01 ngày  
B7 Công an tỉnh bàn giao hồ sơ xác nhận liệt sĩ cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội nơi thân nhân liệt sĩ cư trú để thực hiện chế độ. Đội Chính sách và Bảo hiểm, phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh 01 ngày  
B8 Thống kê, theo dõi, lưu hồ sơ. Đội Chính sách và Bảo hiểm, phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh 01 ngày BM 04: Sổ thống kê kết quả thực hiện TTHC
Lưu ý:
  • Phiếu theo dõi quá trình xử lý công việc - BM02 phải được thực hiện theo từng bước công việc của mục 5.7.
  • Các bước và trình tự công việc có thể được thay đổi cho phù hợp với cơ cấu tổ chức và việc phân công nhiệm vụ cụ thể của mỗi đơn vị.
  • Tổng thời gian phân bổ cho các bước công việc không vượt quá thời gian quy định hiện hành của thủ tục này.
  Tải về: 1

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây