Duy trì và nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

Thứ tư - 12/05/2021 23:25
Năm 2020, chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của tỉnh Quảng Trị đạt 44,78, xếp thứ 6/63, thuộc nhóm các tỉnh đạt điểm cao nhất trong cả nước, tăng 28 bậc so với năm 2019. Trong đó, 3/8 nội dung đạt điểm số thuộc nhóm cao nhất là: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công. 4/8 nội dung đạt điểm số thuộc nhóm trung bình cao là: Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định; Cung ứng dịch vụ công; Quản trị môi trường; Quản trị điện tử. 1/8 nội dung đạt điểm số thuộc nhóm thấp nhất là: Thủ tục hành chính công.
Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh 
 
Để duy trì và nâng cao chỉ số PAPI năm 2021 của tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, nâng cao mức độ hài lòng của người dân, ngày 12/5/2021, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo về công tác này. Một số nội dung quan trọng như sau: Giám đốc, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND tỉnh; các cơ quan trung ương có liên quan đóng trên địa bàn tỉnh; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nội dung: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động duy trì và củng cố chỉ số PAPI của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2020 - 2025 (ban hành theo Quyết định số 1682/QĐ-UBND ngày 5/7/2019 của UBND tỉnh), gắn với tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước năm 2021 và nội dung cải cách hành chính trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Định kỳ hằng quý, 6 tháng, năm kết hợp đưa nội dung báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ PAPI vào báo cáo công tác cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị để báo cáo UBND tỉnh. Rà soát các nội dung chỉ số PAPI để có giải pháp duy trì và tăng điểm số của 3 nội dung đạt điểm nhóm cao nhất trong cả nước; nâng cao điểm số đối với 4 nội dung đạt điểm nhóm trung bình cao; rà soát và có giải pháp nâng cao nội dung đạt điểm số thuộc nhóm thấp nhất.
 
Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Chú trọng niêm yết và thông báo rộng rãi tại các khu dân cư về công khai danh sách hộ nghèo; thu, chi ngân sách cấp xã và các khoản thu khác ở khu dân cư; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và khung giá đất; kế hoạch đầu tư các dự án trên địa bàn và kết quả xử lý các vụ việc qua giám sát cộng đồng; các khoản đóng góp tự nguyện của người dân. Nâng cao trách nhiệm giải trình của chính quyền đối với người dân; thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại đúng quy định; nâng cao hiệu quả hoạt động của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng. Tổ chức thực hiện tốt việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các lĩnh vực cần thiết nhất đối với đời sống của người dân như cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các dịch vụ hành chính công cấp xã. Không để tình trạng hồ sơ trễ hạn, trong trường hợp trễ hạn có lý do thì phải thực hiện xin lỗi người dân và hẹn lại thời gian trả kết quả đúng quy định.
 
Thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng; công khai, minh bạch trong tuyển dụng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) thuộc thẩm quyền quản lý. Quản lý, kiểm tra, giám sát đạo đức công vụ của cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý; nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ được giao để nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Tăng cường giáo dục ý thức, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương của đội ngũ CBCCVC trong thực thi công vụ. Xử lý nghiêm các trường hợp CBCCVC vi phạm trong thi hành công vụ hoặc có thái độ gây phiền hà, sách nhiễu đối với người dân, tổ chức và doanh nghiệp.
 
Nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ công và chất lượng cuộc sống của người dân, trong đó chú trọng các lĩnh vực giáo dục; y tế; nước sạch, vệ sinh môi trường, chất lượng không khí; sử dụng, tiếp cận và trao đổi thông tin qua cổng thông tin điện tử của chính quyền các cấp và dịch vụ internet tại địa phương; tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế và chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; an ninh, trật tự tại địa phương.
 
Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong cải thiện chỉ số PAPI của tỉnh; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, công tác tiếp dân, tạo điều kiện thuận lợi để người dân được tham gia đối thoại tại cấp cơ sở và đóng góp ý kiến về các vấn đề bức xúc của người dân. Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo hướng đi vào thực chất, đảm bảo đúng các lĩnh vực “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”...

Nguồn tin: PX03 trích nguồn Báo Quảng Trị online:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây