Nhiều năm trước, nếu muốn nghe một bài hát, bạn phải ra ngoài mua một chiếc đĩa than, băng cassette và sau đó là những chiếc CD. Một cách thưởng thức khác là bật radio và chờ phát những ca khúc mà mình yêu thích. Trong khoảng 1 thập niên trở lại đây, mọi thứ đã thay đổi rất nhanh. Hiện tại, bất kỳ ca khúc nào cũng có thể tìm thấy trên online chỉ trong vòng vài giây. Người tiêu dùng có thể mua nó trên iTunes, xem những video được phát miễn phí trên YouTube hay sử dụng các dịch vụ âm nhạc trực tuyến của Spotify, Apple Music... Sự phát triển đó khiến không ít người tỏ ra quan ngại cho số phận của ngành công nghiệp phát thanh, nhưng thực tế lại không như những gì bạn tưởng.
i
HeartRadio - dịch vụ phát thanh Internet đang là hướng đi mới của ngành công nghiệp phát thanh
Dữ liệu từ dịch vụ phát thanh trực tuyến như iHeartRadio cũng cho thấy các thính giả luôn nghe đài tại bất cứ nơi nào, mặc dù họ có thể truy cập trên các thiết bị khác nhau. Ngành công nghiệp này đang tập trung thu hút tiền quảng cáo nhiều hơn từ đó tìm cách giữ thính giả trong thời gian lâu hơn.
Vẫn được ưa chuộng
Về phương diện kinh doanh, nhiều công ty đã liên tục cắt giảm ngân sách quảng cáo cho phát thanh và nỗ lực tập trung vào lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số. Năm 2015, dự kiến các công ty sẽ chi 2,3 tỷ USD cho quảng cáo trên sóng phát thanh, xếp thứ 5 trong danh sách các phương tiện truyền thông quảng cáo. Nếu so sánh với quảng cáo dành cho các tạp chí và báo giấy (đều ở mức âm lần lượt là 2,3 tỷ USD và 5,2 tỷ USD) mới thấy phát thanh vẫn được ưa chuộng. Dĩ nhiên, nếu so sánh với con số 42,4 tỷ USD ngân sách mà các công ty dành cho quảng cáo trên các thiết bị di động kỹ thuật số thì khoảng cách này vẫn rất xa. Các chuyên gia ngành công nghiệp phát thanh dự đoán, doanh thu mà họ thu về trong năm 2015 có thể đạt mức 139,3 tỷ USD.
Trước sức ép cạnh tranh khi người tiêu dùng có thể lướt web, đọc sách, mua sắm... trên các thiết bị di động một cách dễ dàng thì nhiều đài phát thanh cũng nỗ lực rất nhiều để phát triển những ứng dụng của riêng họ nhằm thu hút tiền quảng cáo. Đó là lý do hình thức phát thanh internet như iHeartRadio - nơi người dùng có thể sử dụng các đài phát thanh yêu thích của mình từ những ứng dụng phổ biến đang ngày càng lớn mạnh. Một trong những tính ưu việt, là quảng cáo trên radio cũng không còn giới hạn trong khu vực từng địa phương. Đơn giản như nếu bạn ở Nam Florida, bạn vẫn có thể nghe đài phát thanh địa phương ở New York nếu muốn, chỉ cần có trong tay một thiết bị di động.
Theo công bố mới nhất của Forbes, danh sách những chủ trò các chương trình trên sóng phát thanh kiếm được nhiều tiền nhất, số tiền cao ở mức ngất ngưởng. Howard Stern dẫn đầu với 95 triệu USD, Rush Limbaugh kiếm được 77 triệu USD, Ryan Seacrest là 30 triệu USD... Thu nhập này không hề thua kém các ngôi sao điện ảnh hay các ngôi sao ca nhạc thế giới.
Rõ ràng, các đài phát thanh chắc chắn sẽ không chết ngay cả trong tương lai xa. Đơn giản là nó đang được phát triển công nghệ và những hình thức mới để tiếp cận với đông đảo các đối tượng thính giả, đồng thời thu hút được nhiều hơn quảng cáo về phía mình.
Tác giả bài viết: HẢI DUY
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn