 |
Nhờ nguồn vốn ưu đãi, đồng bào dân tộc ở Hướng Hóa có một vụ mùa bội thu |
Theo đó, việc vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, đặc biệt là hộ nghèo người dân tộc chủ yếu đầu tư vào sản xuất nông nghiệp như trồng sắn, chuối, cà phê, hồ tiêu, cao su, chăn nuôi trâu, bò, dê. Số liệu cho thấy, có hơn 3.000 hộ vay vốn sản xuất nông nghiệp với số tiền 39 tỷ đồng, vay vốn làm nhà ở có 414 hộ với số tiền 3,3 tỷ đồng. Hiện có 68 hội, đoàn thể nhận ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện với 335 tổ tiết kiệm và vay vốn trải khắp 198 thôn, bản. Định kỳ hàng tháng, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện trực tiếp về giao dịch tận xã để phục vụ công tác cho vay, thu nợ, thu lãi, thu tiền tiết kiệm, giải quyết các vấn đề liên quan đến vay vốn tín dụng ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn chính sách.
Việc người dân được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của huyện Hướng Hóa, nhất là ở địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc sinh sống. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ khi cho vay vốn ưu đãi đối với hộ nghèo đồng bào dân tộc, đó là chính sách tín dụng ưu đãi như các chương trình hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở hạn mức cho vay còn thấp (8 triệu đồng/hộ) và thời gian vay còn ngắn, một số hộ đồng bào dân tộc còn tâm lý trông chờ ỷ lại, chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên hiệu quả từ nguồn vốn còn thấp…