CA QUẢNG TRỊ

https://congan.quangtri.gov.vn


Thống nhất kế hoạch tổng kết công tác bầu cử Quốc hội và HĐND tỉnh; kế hoạch tổ chức kỳ họp thứ nhất, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026

Hôm nay 28/5/2021, Thường trực HĐND tỉnh khóa VII tổ chức phiên họp thứ 57 để thống nhất kế hoạch tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; kế hoạch tổ chức kỳ họp thứ nhất, HĐND tỉnh khóa VIII. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang cùng các phó chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì phiên họp. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam dự phiên họp.
Các đại biểu tham dự hội nghị tại đầu cầu Quảng Trị 
 
Đợt dịch đa nguồn dịch, đa hình thái, đa chủng lây nhiễm
 
Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp tục quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Tuy nhiên, tinh thần ấy phải “nâng cấp” ở mức cao hơn. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tại thời điểm này, cả hệ thống chính trị và người dân phải “tổng tiến công” một cách toàn diện, toàn lực, thần tốc, mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn… Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo quan trọng khác như: Phát huy kết quả, thành quả đã đạt được trong những đợt chống dịch trước; nắm chắc và dự báo tình hình tốt; kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa việc phòng ngừa và tấn công, trong đó tấn công là khâu chính, đột phá; khuyến khích những cách làm hay, đổi mới, sáng tạo trong phòng, chống dịch bệnh…
 
Tư tưởng, quan điểm chỉ đạo trên xuất phát từ việc Thủ tướng Phạm Minh Chính nhìn nhận một cách sâu sắc rằng, về tổng thể, nước ta đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, việc phòng, chống COVID-19 cục bộ ở một số địa phương vẫn đang gặp nhiều khó khăn với diễn biến dịch bệnh phức tạp. Nguyên nhân là do một số địa phương, cơ quan, đơn vị còn lơ là, mất cảnh giác; không nắm chắc, đánh giá đúng tình hình, không đưa ra biện pháp phù hợp, giải quyết vấn đề ngay từ đầu; một bộ phận người dân chưa thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch…
 
Trước đó, phân tích sâu về đợt dịch lần này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đặc điểm của đợt dịch lần này là bùng phát đa nguồn dịch, đa hình thái, đa chủng lây nhiễm. Vi rút lây lan nhanh, phát tán mạnh trong không khí, đặc biệt lây nhiễm rất mạnh trong không gian hẹp, không thông khí. Triệu chứng bệnh có dấu hiệu tăng nặng. Tại các khu công nghiệp ở Bắc Giang, việc kiểm soát dịch bệnh gặp khó khăn do mật độ công nhân đông, không gian nhà máy hẹp, khép kín, dùng chung nhà vệ sinh, ăn uống tập trung, đi xe chung, ở chung khu nhà trọ… Ở Bắc Ninh, việc lây nhiễm từ cộng đồng vào khu công nghiệp có xu hướng phức tạp hơn. Một số địa phương, đặc biệt là tại các đô thị tập trung đông người như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới, có thể vẫn tiếp tục ghi nhận các ổ dịch rải rác, các chùm ca bệnh trong cộng đồng.
 
Theo thông tin từ Bộ Y tế, sáng 29/5/2021, trên cả nước có thêm 87 ca mắc COVID-19. Trong đó, riêng Bắc Ninh và Bắc Giang chiếm 84 ca. Tính đến 6 giờ, ngày 29/5/2021, Việt Nam có tổng cộng 5.164 ca ghi nhận trong nước và 1.493 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4/2021 đến nay là 3.594 ca ghi nhận trong nước và 211 trường hợp nhập cảnh. Toàn quốc có 8 tỉnh gồm: Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới. 25 tỉnh, thành phố còn lại ghi nhận 3.578 ca mắc từ ngày 27/4/2021 đến nay. Trong đó, 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số ca mắc cao là: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc. Từ 29/4/2021 đến nay, Việt Nam đã thực hiện 1.132.626 xét nghiệm cho 2.106.308 lượt người.
 
Mục tiêu hàng đầu là chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân
 
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương sự nỗ lực của các lực lượng tuyến đầu, các địa phương đang xảy ra dịch bệnh và người dân đã chung tay, góp sức phòng, chống COVID-19 có hiệu quả. Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao sự kịp thời, quyết liệt, đúng hướng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh; công tác tổ chức thực hiện toàn diện, tích cực, có hiệu quả; việc huy động các nguồn lực phòng, chống COVID-19 được triển khai, thực hiện tốt; các bộ, ngành đã tháo gỡ có hiệu quả những khó khăn về cơ chế, chính sách; chiến lược vắc xin được quan tâm thực hiện…
 
Trong tình hình mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, ngành, địa phương, đơn vị liên quan xác định mục tiêu trên hết là chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân. Cùng với đó, nhiệm vụ quan trọng là kiềm chế, đẩy lùi, kiểm soát, dập tắt dịch bệnh, nhất là tại các địa phương, địa bàn trọng điểm như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…; nghiên cứu, tìm cách giúp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội; tổng kết năm học 2020 – 2021…
 
Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, đơn vị, địa phương phải bám sát tình hình để có những chỉ đạo nhanh chóng, kịp thời, có hiệu quả; phân công, phân định rõ trách nhiệm trong phòng, chống dịch; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong phòng, chống dịch, đặc biệt là các tỉnh, thành đang có nhiều ca mắc COVID-19; có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị tác động bởi dịch; tập trung bảo vệ sức khỏe cho công nhân ở các khu công nghiệp, khu kinh tế; kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh và cư trú trái phép; làm tốt công tác tuyên truyền để huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của người dân; phát huy tính tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo của chính quyền các cấp và người dân…
 
Trong các giải pháp phòng, chống COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặc biệt quan tâm đến chiến lược vắc xin. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện tốt chiến lược vắc xin; xác định phương châm phòng, chống dịch: “5K + vắc xin”, “5K + vắc xin + công nghệ”; huy động mọi nguồn lực mua vắc xin… “Chúng ta phải huy động mọi nguồn lực phục vụ cho việc phòng, chống dịch, đặc biệt là mua vắc xin. Cần kêu gọi mọi người dân, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đóng góp trí tuệ, ý kiến, tiền của, phương pháp, mối quan hệ để mua vắc xin, công nghệ một cách hợp pháp…”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ.
 
Được biết, hiện nay, nhu cầu vắc xin ở các nước rất lớn. Tình trạng khan hiếm trên toàn cầu chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tại Việt Nam, bên cạnh việc đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước, trong đó có 1 loại chuẩn bị thử nghiệm giai đoạn thứ 3, Bộ Y tế đã tích cực đàm phán, tìm kiếm tất cả các nguồn vắc xin phòng COVID-19 trên thế giới. Liên quan đến việc thực hiện chiến lược vắc xin, mục tiêu mà lãnh đạo Bộ Y tế đặt ra là tạo miễn dịch cộng đồng trong năm 2021.

Nguồn tin: PX03 trích nguồn Báo Quảng Trị online

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây