Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án 06 trong lực lượng Công an nhân dân

Thứ sáu - 17/03/2023 03:19
Chiều ngày 16/3/2023, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình, kết quả 01 năm triển khai thực hiện Kế hoạch 56/KH-BCA-C06 ngày 11/02/2022 của Bộ Công an (Kế hoạch 56) về thực hiện Đề án 06/CP trong lực lượng Công an nhân dân và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2023.
Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị.


Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) chủ trì Hội nghị.

Tham dự cuộc họp tại điểm cầu Hà Nội có Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai Đề án 06; đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Công an. Tại điểm cầu Công an các địa phương có đại diện lãnh đạo Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đại diện lãnh đạo Công an cấp huyện… 

Báo cáo tại Hội nghị nêu rõ, trong 01 năm triển khai thực hiện Kế hoạch 56 về thực hiện Đề án 06/CP trong lực lượng Công an nhân dân đã đạt được những kết quả nổi bật. Cụ thể, về công tác hoàn thiện thể chế, Bộ Công an đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 quy định về định danh và xác thực điện tử, là căn cứ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; ban hành Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày 04/11/2022 về kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, là căn cứ, cơ sở pháp lý kết nối, chia sẻ, xây dựng hệ sinh thái, dữ liệu dùng chung; đồng thời, ban hành Thông tư số 08/2022/TT- BCA, ngày 27/01/2022 quy định danh mục sản phẩm khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, là căn cứ, cơ sở pháp lý phục vụ khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu dân cư.

Toàn cảnh Hội nghị.


Đối với nhóm tiện ích, phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, theo lộ trình tại Kế hoạch 56, có 15 nhiệm vụ cần thực hiện, đã hoàn thành 13/15 nhiệm vụ. Nổi bật là, đến nay Bộ Công an đã cung cấp 227/227 dịch vụ công trực tuyến, đã cung cấp dịch vụ công “Xác nhận thông tin về cư trú” toàn trình (theo QĐ số 422 ngày 4/4/2022 của Chính phủ về 28 dịch vụ công bổ sung). Đối với 11 dịch vụ công thiết yếu theo lộ trình Đề án, tính đến ngày 11/3/2023, một số dịch vụ tỷ lệ trực tuyến cao như: Xác nhận Chứng minh nhân dân 9 số tỷ lệ 100%; thông báo lưu trú 98,51%; cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông đạt 84,81%; thủ tục làm con dấu mới và cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu 89,4%; thủ tục làm con dấu thu nhỏ, dấu nổi, dấu xi và cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu đạt 94,15%...

Phối hợp Văn phòng Chính phủ tích hợp VNeID trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Tính đến ngày 11/3/2023, đã có 346.565 tài khoản đăng nhập trên cổng dịch vụ công quốc gia với 1.174.155 lượt đăng nhập, giúp khắc phục tình trạng công dân không có số điện thoại chính chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện đăng nhập, sử dụng dịch vụ công. 

Về nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, có 03 nhiệm vụ cần thực hiện, đến nay, đã hoàn thành 03/03 nhiệm vụ, đó là làm sạch thông tin tín dụng ngân hàng (CIC:18 triệu thông tin tín dụng), giúp kiểm soát, đánh giá rủi ro trong quá trình cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ chấm điểm tín dụng công dân trên nền tảng dữ liệu dân cư (triển khai thí điểm cho BIDV, PVCOMBANK, MBBANK), giúp người dân tiếp cận được nguồn vốn vay tín chấp nhanh, giảm thiểu tội phạm tín dụng đen...

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc phát biểu điều hành tham luận tại Hội nghị.
 

Bên cạnh đó, đối với nhóm tiện ích phục vụ phát triển công dân số, theo lộ trình Kế hoạch 56, có 08 nhiệm vụ cần thực hiện, đến nay, đã hoàn thành 08/08 nhiệm vụ, nổi bật, ngày 18/7/2022, Bộ Công an đã công bố hệ thống định danh và xác thực điện tử đi vào hoạt động chính thức, là một bước tiến mới, đưa Việt Nam chính thức là một trong những nước có định danh điện tử quốc gia. Đến ngày 09/3/2023, hệ thống đã thu nhận 22.698.423 hồ sơ đăng ký tài khoản định danh điện tử (tăng 16.538.685 hồ sơ so với 6 tháng đầu năm 2022).

Cùng với đó, công tác cấp Căn cước công dân gắn chíp điện tử tiếp tục được đẩy mạnh, đến ngày 09/3/2023 đã cấp 79.225.282 thẻ Căn cước công dân (tăng 12.225.282 thẻ so với 6 tháng đầu năm 2022). Kết quả này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân không phải mang nhiều loại giấy tờ trong giao dịch hành chính. 

Dưới sự điều hành của Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc, tham luận tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung đánh giá, đề xuất những giải pháp để tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch 56 có hiệu quả hơn trong thời gian tới như đẩy mạnh rà soát hệ thống pháp lý để phục vụ thực hiện Đề án 06; giải pháp về nâng cấp hệ thống phần mềm, hệ thống mạng để đảm bảo kết nối thuận lợi phục vụ thực hiện Đề án 06; tiếp tục nâng cao chất lượng bảo mật hệ thống dữ liệu, đảm bảo an ninh, an toàn...


 

 
Các đại biểu tham luận tại Hội nghị.


Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Tô Lâm ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những kết quả đã đạt được của Công an các đơn vị, địa phương trong thực hiện Kế hoạch 56 trong 01 năm qua. Chỉ đạo những nhiệm vụ trong thời gian tới, đồng chí Bộ trưởng nêu rõ, Đảng ủy Công an Trung ương với quyết tâm chính trị cao, đã ban hành Nghị quyết 13 để tập trung chỉ đạo, triển khai Đề án 06, vì vậy người đứng đầu các cục nghiệp vụ, Công an các địa phương phải quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với những công việc được giao, có cơ chế kiểm tra, giám sát công việc hàng ngày, hàng tuần.

Với vai trò thường trực triển khai Đề án 06 ở địa phương, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị đồng chí Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung trung rà soát, xác định trong 18 danh mục nhiệm vụ của địa phương cần tập trung triển khai, thực hiện. Đồng thời, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị Giám đốc Công an 04 địa phương là Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Phú Yên, Gia Lai tham mưu với lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương khắc phục, đảm bảo an ninh, an toàn theo hướng dẫn 1552 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn kỹ thuật triển khai Đề án 06...

Tập trung hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc triển khai các nội dung của Đề án 06, nhất là đối với những vấn đề mới phát sinh trong quá trình triển khai, vấn đề chưa có tiền lệ. Trước mắt, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị Cục pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp khẩn trương tham mưu, rà soát, sửa đổi các thông tư, quyết định, văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền của Bộ Công an có quy định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy. 

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến.


Tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện các dịch vụ công trực tuyến tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tham gia thực hiện. Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng dữ liệu dân cư, căn cước công dân, định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, phát triển công dân số, thống nhất sử dụng định danh điện tử VNeID để làm sạch dữ liệu và tạo lập tài khoản mới (đối với thông tin thuê bao di động, thuế, mở tài khoản ngân hàng, triển khai ứng dụng an sinh xã hội, thanh toán không dùng tiền mặt cho các đối tượng bảo trợ xã hội...).

 

Nguồn tin: PX03 trích nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Công an:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây