Trình Quốc hội 4 dự án luật do Bộ Công an soạn thảo tại Kỳ họp thứ 5

Chủ nhật - 21/05/2023 22:47
Hai dự án luật được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 5 là: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân (CAND); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Hai dự án luật được Quốc hội xem xét, cho ý kiến là: Luật Căn cước; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) ở cơ sở.

Sáng 19/5/2023, tại Hà Nội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã chủ trì Họp báo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại họp báo.


Thông qua 8 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết

Theo Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV sẽ họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào 22/5/2023, dự kiến bế mạc vào 23/6/2023 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Kỳ họp được tiến hành theo hai đợt: Đợt 1: từ ngày 22/5 đến ngày 10/6/2023; Đợt 2: từ ngày 19/6 đến ngày 23/6/2023 (từ ngày 11/6 đến ngày 18/6/2023, Quốc hội nghỉ để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo nghị quyết). Dự kiến tổng thời gian làm việc của Kỳ họp là 22 ngày.

Về công tác lập pháp, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 8 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết, gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CAND; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; Nghị quyết Sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà trình bày Báo cáo dự kiến Chương trình Kỳ họp.


Đồng thời, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 9 dự án luật, gồm: Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần 2); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Căn cước; Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở.

Tiến hành công tác nhân sự, chất vấn và trả lời chất vấn

Về các vấn đề kinh tế - xã hội (KTXH), ngân sách Nhà nước (NSNN), giám sát và các vấn đề quan trọng khác, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến các báo cáo về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và NSNN năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và NSNN những tháng đầu  năm 2023. Phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2021; xem xét Báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022.

Quốc hội giám sát tối cao việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng; xem xét, thông qua các nghị quyết về chương trình giám sát và thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2024; xem xét, quyết định việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận; xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.707 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận.

Các đồng chí chủ trì họp báo.


Tại Kỳ họp, Quốc hội cũng sẽ xem xét, quyết định việc tiếp tục phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và vốn của Chương trình phục hồi và phát triển KTXH; xem xét, quyết định việc điều chỉnh bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Đồng thời, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Quốc hội xem xét báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; tiến hành công tác nhân sự và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác (nếu có).

Dự kiến xem xét Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Kỳ họp thứ 6

Theo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 được điều chỉnh như sau:

Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023: Trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở; trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) các dự án: Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, thông qua dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng.

Toàn cảnh họp báo.


Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 như sau: Tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024): Trình Quốc hội thông qua 9 luật, 1 nghị quyết: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ (theo quy trình tại một kỳ họp); Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 (nếu có).

Trình Quốc hội cho ý kiến 9 dự án luật: Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng không nhân dân; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn;. Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024): Trình Quốc hội thông qua 9 luật: Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng không nhân dân; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; trình Quốc hội cho ý kiến 2 dự án luật: Luật Chuyển đổi giới tính; Luật Việc làm (sửa đổi).

 

Nguồn tin: PX03 trích nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Công an:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây