Hiệu quả mô hình “Dòng họ không có người vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội” ở dòng họ Phạm - phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà

Chủ nhật - 06/10/2019 21:35
      Phường Đông Thanh có 03 làng và 16 dòng họ sinh sống trên địa bàn phường, đại bộ phận dân số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp thuần túy. Trong đó, dòng họ Phạm chúng tôi có tỷ lệ dân số khá đông, đứng thứ 02 trong 16 dòng họ với 147 hộ, 830 nhân khẩu, cư trú trên 08 khu phố của toàn phường Đông Thanh. Trong điều kiện hiện nay cuộc sống đang thay đổi từng ngày, cùng với sự phát triển đi lên của thành phố Đông Hà, phường Đông Thanh cùng hòa chung với tiến trình phát triển đó. Sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, tỷ lệ nông nghiệp ngày càng giảm, các loại hình ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càng tăng. Chính sự thay đổi đó đem lại nguồn thu nhập ngày càng cao, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, góp phần xây dựng quê hương Đông Thanh, thành phố Đông Hà ngày càng giàu đẹp.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội - ANQP vẫn có nhiều tiềm ẩn phức tạp, tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng, nhất là tội phạm và tệ nạn xã hội trong lứa tuổi thanh thiếu niên.
      Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, vì lợi ích của từng cá nhân, gia đình và tập thể dòng họ trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, xây dựng thế hệ thanh thiếu niên có đủ phẩm chất đạo đức, có trình độ năng lực, hội đủ điều kiện phục vụ cho lợi ích bản thân, gia đình, dòng họ và xã hội. Với ý thức đó, tháng 08 năm 2007, được sự quan tâm của Đảng ủy UBND, Ban chỉ đạo 138 và Công an phường Đông Thanh, dòng họ chúng tôi chính thức ra mắt mô hình xây dựng dòng họ không có người vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội.
Với sự hồ hởi, phấn khởi, quyết tâm đồng lòng, đồng sức chung tay xây dựng mô hình của con dân trong dòng họ, đặc biệt là vai trò của trưởng họ, trưởng phái, trưởng chi và chú bác cao niên đã nêu cao ý thức trách nhiệm đối với dòng họ và đã thống nhất bầu ra Ban điều hành của mô hình dòng họ gồm có 09 thành viên đều nằm trong hội đồng gia tộc gồm trưởng họ, trưởng các phái, các chi và các thành viên có uy tín trong dòng họ. Sau khi hình thành, Ban điều hành đã tiến hành xây dựng quy chế hoạt động của mô hình, hàng tháng các thành viên báo cáo tình hình cho trưởng ban, định kỳ 03 tháng Ban điều hành họp 01 lần nhằm đánh giá kết quả thực hiện những mặt làm được, những việc chưa làm được, bàn biện pháp thực hiện, khắc phục những tồn tại hạn chế, sáu tháng tổ chức sơ kết vào dịp Tết Nguyên đán khi con dân tề tựu đầy đủ, một năm tổ chức tổng kết vào dịp kỵ Tổ hàng năm. Trong dịp tổng kết mô hình ANTT, Ban điều hành lồng ghép với việc khuyến học, khuyến tài nhằm động viên khích lệ, nêu gương người tốt việc tốt, những người biết ăn năn hối cải, sửa chữa sai lầm, chịu khó làm ăn. Hội nghị tổng kết hàng năm nhân ngày kỵ Tổ trước tiền đường nơi thờ cúng tổ tiên ông bà là một việc làm rất hiệu quả, vấn đề tâm linh tín ngưỡng đã khơi dậy và nhắc nhở cho tất cả con dân trong dòng họ thấy được việc làm của mình, việc làm đúng làm sai đều có tổ tiên ông bà chứng giám, chính nhờ đó mà hiệu quả của mô hình ngày càng cao. Song song với việc đánh giá kết quả thực hiện và đề ra phương hướng hoạt động thời gian tới, Ban điều hành kết hợp tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy ước của địa phương nhằm tạo điều kiện cho con em hiểu rõ về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các hành vi của tội phạm, nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tố giác, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
Điểm lại quá trình trước ngày chưa phát động trong dòng họ Phạm hàng năm có từ 10 - 12 vụ vi phạm, chủ yếu là uống rượu say gây rối trật tự, đánh bạc, số đề, thiếu việc làm, ăn chơi lêu lổng, sa sút việc học tập, hầu hết là trong lớp trẻ. Trong đó có 01 trường hợp nghiện ma túy nặng, tình trạng mâu thuẫn gây mất đoàn kết trong dòng tộc cũng như trong cộng đồng dân cư xảy ra thường xuyên, trong dòng họ có nhiều hộ nghèo và hộ cận nghèo.
      Từ sau ngày phát động đến nay các tình trạng trên ngày càng được khắc phục, đặc biệt là đối tượng nghiện ma túy đã được cảm hóa, đã cai nghiện thành công, tình đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày cũng như trên lĩnh vực phát triển kinh tế đã được thắt chặt, đã xóa được hộ nghèo, hộ cận nghèo ngày càng giảm, hộ giàu ngày càng tăng.
      Để đạt được những kết quả trên, là nhờ Ban điều hành dòng họ đã tập trung làm tốt những nội dung sau: (1) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Công tác tuyên truyền giáo dục là việc làm thường xuyên của Ban điều hành với chủ trương là mưa dầm thấm lâu. Vì vậy Ban điều hành cùng trưởng họ và chú bác cao niên trong dòng họ đã tích cực tranh thủ thời gian thích hợp để làm công tác tuyên truyền vận động vào các dịp kỵ giỗ ông bà các phái, các chi, vào các dịp phát thưởng về phong trào khuyến học khuyến tài để làm công tác tuyên truyền vận động, con dân trong dòng họ thi đua thực hiện các phong trào. Ngoài việc tuyên truyền trực tiếp cho con dân trong dòng họ Ban điều hành đã phối hợp với Ban cán sự các khu phố tuyên truyền vào các dịp họp dân, kết hợp mô hình an ninh trật tự và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Trên cơ sở đó không những tạo điều kiện cho con em trong dòng họ chúng tôi mà chung cho toàn dân trên địa bàn dân cư hiểu rõ hơn về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy ước của địa phương, tạo nên mối đoàn kết gắn bó giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư, thực hiện tốt các cuộc vận động góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. (2) Làm tốt công tác quản lý, giáo dục đối tượng có biểu hiện và nguy cơ vi phạm pháp luật ở địa phương. Trong quá trình xây dựng mô hình trong dòng họ, có 05 em mắc vào các tệ nạn xã hội, trong đó có 01 em đã có tiền án tiền sự từ trước, 01 em nghiện ma túy nặng, 03 em không có việc làm uống rượu say, hay quậy phá gây mất an ninh trật tự trên địa bàn,trên cơ sở nắm bắt tình hình về nguyên nhân dẫn đến các vi phạm của các đối tượng, Ban điều hành cùng chú bác cao niên với phương châm mưa dầm thấm lâu, kiên trì giáo dục thuyết phục bằng nhiều hình thức vừa đến tận gia đình trực tiếp gặp các đối tượng để giáo dục thuyết phục, đồng thời thông qua bạn bè thân thích của các đối tượng có uy tín kèm cặp, khuyên răn nhắc nhở, qua quá trình thực hiện đã đạt được kết quả: em Phạm Văn Hậu nghiện ma túy trên 05 năm nay đã cai nghiện thành công và tu chí làm ăn; em Phạm Hoài Bảo có tiền án tiền sự nay đã biết ăn năn hối cải chịu khó làm ăn lương thiện, đã 02 lần được giám đốc Công an tỉnh tặng giấy khen về thành tích bắt cướp; 03 em còn lại do thiếu việc làm sa vào các tệ nạn xã hội, cờ bạc rượu chè say sưa quậy phá nay đã có công việc ổn định, hạn chế rượu chè cờ bạc, không còn quậy phá làm mất ANTT trên địa bàn và biết vân lời cha mẹ, chú bác. (3) Chủ động làm tốt công tác hòa giải trong dòng họ và thôn, xóm. Trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường hiện nay, việc xảy ra mâu thuẫn trong nội bộ gia đình và giữa gia đình này với gia đình khác trong quá trình làm ăn sinh sống là không thể tránh khỏi. Trong thời gian thực hiện mô hình trong dòng họ đã xảy ra 03 vụ gây mâu thuẫn, 02 vụ trong nội bộ gia đình, 01 vụ giữa gia đình con em trong dòng họ và gia đình xung quanh, Ban điều hành đã tập trung làm công tác hòa giải và hòa giải thành công cả 03 vụ việc trên, tạo nên sự đồng thuận cao trong quá trình làm công tác hòa giải của Ban điều hành.
Qua hơn 10 năm thực hiện mô hình đã cho thấy kết quả thực tế những việc đã làm được, số lượng con em mắc vào các TNXH càng ngày càng giảm, các em học giỏi thi đỗ vào các trường đại học, cao học ngày càng cao, các hộ gia đình trong dòng họ có tinh thần tương thân tương ái, giúp nhau làm ăn phát triển kinh tế được nâng lên, hiện nay trong dòng họ không có hộ nghèo, hộ làm ăn khá ngày càng nhiều, 100% hộ gia đình đều chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy ước của địa phương và quy chế hoạt động của mô hình.
      Thông qua hoạt động của mô hình dòng họ không có người vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội đã từng bước nâng cao nhận thức và hành động cụ thể trong việc chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy ước của địa phương, khơi dậy lòng yêu quê hương đất nước, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dòng họ đã được tổ tiên ông bà dày công xây dựng bao đời nay.
      Từ kết quả trên của dòng họ Phạm, đến nay phường Đông Thanh đã nhân rộng 09 mô hình dòng họ, 02 khu phố và 03 tổ chức hộ,i đoàn thể xây dựng mô hình an ninh trật tự trên địa bàn phường.
Qua thực tiễn quá trình hoạt động của mô hình, Ban điều hành dòng họ Phạmi đúc rút một số kinh nghiệm như sau:
      1. Vai trò nêu gương trên tất cả các lĩnh vực của trưởng họ, trưởng phái, trưởng chi và chú bác cao niên trong dòng họ, phát huy tinh thần đoàn kết thương yêu, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau và nhận thức đúng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tính thiết thực của các cuộc vận động, sự đồng bộ của cả một dòng tộc, là yếu tố quyết định thành công của mọi công việc.
      2. Biết kết hợp chặt chẽ giữa các phong trào, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, phong trào xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, khu phố văn hóa, dòng họ văn hóa, gia đình văn hóa, một gia đình văn hóa tốt phải hiếu học, phải làm kinh tế giỏi, không vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội.
      3. Kết hợp các cuộc vận động với đề cao chữ hiếu, với khẩu hiệu đề ra là: “Học thành tài, cống hiến tốt, công dân gương mẫu, không vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội” để vinh danh dòng họ là đỉnh cao của sự hiếu đạo, biết giáo dục cho lớp trẻ nhận thức ý nghĩa sâu xa của chữ hiếu, làm rạng danh tổ tiên ông bà bằng những việc tốt, con người tốt, thành đạt và cống hiến cho cộng đồng. Ngược lại, hư hỏng phạm pháp gây nên tội ảnh hưởng không tốt đến cư dân của dòng tộc và là có tội với tổ tiên ông bà.
      4. Việc tuyên truyền vận động phải đa dạng tùy lúc, tùy nơi, hiệu quả nhất là đưa nội dung các phong trào ra bàn luận những ngày kỵ giỗ, các cuộc liên hoan của gia đình có nhiều bà con nội ngoại tham dự, tạo không khí thi đua cùng nhau thực hiện nhiều việc tốt.
      Có được những kết quả trên trước hết điều mà Ban điều hành dòng họ Phạm tâm đắc và trân trọng nhất là: ngoài sự nỗ lực của con dân trong dòng họ, Ban điều hành luôn được sự quan tâm động viên trực tiếp của lãnh đạo địa phương, Công an, Ban chỉ đạo ANTT phường Đông Thanh cũng như các ban ngành liên quan. Trong thời gian tới, toàn thể dòng họ Phạm sẽ tiếp tục đoàn kết chặt chẽ, làm hết sức mình không chỉ vì tương lai của dòng họ mà đỉnh cao của tâm nguyện là vì sự phát triển bền vững của quê hương đất nước./.Phường Đông Thanh có 03 làng và 16 dòng họ sinh sống trên địa bàn phường, đại bộ phận dân số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp thuần túy. Trong đó, dòng họ Phạm chúng tôi có tỷ lệ dân số khá đông, đứng thứ 02 trong 16 dòng họ với 147 hộ, 830 nhân khẩu, cư trú trên 08 khu phố của toàn phường Đông Thanh. Trong điều kiện hiện nay cuộc sống đang thay đổi từng ngày, cùng với sự phát triển đi lên của thành phố Đông Hà, phường Đông Thanh cùng hòa chung với tiến trình phát triển đó. Sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, tỷ lệ nông nghiệp ngày càng giảm, các loại hình ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càng tăng. Chính sự thay đổi đó đem lại nguồn thu nhập ngày càng cao, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, góp phần xây dựng quê hương Đông Thanh, thành phố Đông Hà ngày càng giàu đẹp.

      Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội - ANQP vẫn có nhiều tiềm ẩn phức tạp, tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng, nhất là tội phạm và tệ nạn xã hội trong lứa tuổi thanh thiếu niên.

      Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, vì lợi ích của từng cá nhân, gia đình và tập thể dòng họ trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, xây dựng thế hệ thanh thiếu niên có đủ phẩm chất đạo đức, có trình độ năng lực, hội đủ điều kiện phục vụ cho lợi ích bản thân, gia đình, dòng họ và xã hội. Với ý thức đó, tháng 08 năm 2007, được sự quan tâm của Đảng ủy UBND, Ban chỉ đạo 138 và Công an phường Đông Thanh, dòng họ chúng tôi chính thức ra mắt mô hình xây dựng dòng họ không có người vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội.
      Với sự hồ hởi, phấn khởi, quyết tâm đồng lòng, đồng sức chung tay xây dựng mô hình của con dân trong dòng họ, đặc biệt là vai trò của trưởng họ, trưởng phái, trưởng chi và chú bác cao niên đã nêu cao ý thức trách nhiệm đối với dòng họ và đã thống nhất bầu ra Ban điều hành của mô hình dòng họ gồm có 09 thành viên đều nằm trong hội đồng gia tộc gồm trưởng họ, trưởng các phái, các chi và các thành viên có uy tín trong dòng họ. Sau khi hình thành, Ban điều hành đã tiến hành xây dựng quy chế hoạt động của mô hình, hàng tháng các thành viên báo cáo tình hình cho trưởng ban, định kỳ 03 tháng Ban điều hành họp 01 lần nhằm đánh giá kết quả thực hiện những mặt làm được, những việc chưa làm được, bàn biện pháp thực hiện, khắc phục những tồn tại hạn chế, sáu tháng tổ chức sơ kết vào dịp Tết Nguyên đán khi con dân tề tựu đầy đủ, một năm tổ chức tổng kết vào dịp kỵ Tổ hàng năm. Trong dịp tổng kết mô hình ANTT, Ban điều hành lồng ghép với việc khuyến học, khuyến tài nhằm động viên khích lệ, nêu gương người tốt việc tốt, những người biết ăn năn hối cải, sửa chữa sai lầm, chịu khó làm ăn. Hội nghị tổng kết hàng năm nhân ngày kỵ Tổ trước tiền đường nơi thờ cúng tổ tiên ông bà là một việc làm rất hiệu quả, vấn đề tâm linh tín ngưỡng đã khơi dậy và nhắc nhở cho tất cả con dân trong dòng họ thấy được việc làm của mình, việc làm đúng làm sai đều có tổ tiên ông bà chứng giám, chính nhờ đó mà hiệu quả của mô hình ngày càng cao. Song song với việc đánh giá kết quả thực hiện và đề ra phương hướng hoạt động thời gian tới, Ban điều hành kết hợp tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy ước của địa phương nhằm tạo điều kiện cho con em hiểu rõ về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các hành vi của tội phạm, nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tố giác, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
      Điểm lại quá trình trước ngày chưa phát động trong dòng họ Phạm hàng năm có từ 10 - 12 vụ vi phạm, chủ yếu là uống rượu say gây rối trật tự, đánh bạc, số đề, thiếu việc làm, ăn chơi lêu lổng, sa sút việc học tập, hầu hết là trong lớp trẻ. Trong đó có 01 trường hợp nghiện ma túy nặng, tình trạng mâu thuẫn gây mất đoàn kết trong dòng tộc cũng như trong cộng đồng dân cư xảy ra thường xuyên, trong dòng họ có nhiều hộ nghèo và hộ cận nghèo.
      Từ sau ngày phát động đến nay các tình trạng trên ngày càng được khắc phục, đặc biệt là đối tượng nghiện ma túy đã được cảm hóa, đã cai nghiện thành công, tình đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày cũng như trên lĩnh vực phát triển kinh tế đã được thắt chặt, đã xóa được hộ nghèo, hộ cận nghèo ngày càng giảm, hộ giàu ngày càng tăng.
      Để đạt được những kết quả trên, là nhờ Ban điều hành dòng họ đã tập trung làm tốt những nội dung sau: (1) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Công tác tuyên truyền giáo dục là việc làm thường xuyên của Ban điều hành với chủ trương là mưa dầm thấm lâu. Vì vậy Ban điều hành cùng trưởng họ và chú bác cao niên trong dòng họ đã tích cực tranh thủ thời gian thích hợp để làm công tác tuyên truyền vận động vào các dịp kỵ giỗ ông bà các phái, các chi, vào các dịp phát thưởng về phong trào khuyến học khuyến tài để làm công tác tuyên truyền vận động, con dân trong dòng họ thi đua thực hiện các phong trào. Ngoài việc tuyên truyền trực tiếp cho con dân trong dòng họ Ban điều hành đã phối hợp với Ban cán sự các khu phố tuyên truyền vào các dịp họp dân, kết hợp mô hình an ninh trật tự và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Trên cơ sở đó không những tạo điều kiện cho con em trong dòng họ chúng tôi mà chung cho toàn dân trên địa bàn dân cư hiểu rõ hơn về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy ước của địa phương, tạo nên mối đoàn kết gắn bó giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư, thực hiện tốt các cuộc vận động góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. (2) Làm tốt công tác quản lý, giáo dục đối tượng có biểu hiện và nguy cơ vi phạm pháp luật ở địa phương. Trong quá trình xây dựng mô hình trong dòng họ, có 05 em mắc vào các tệ nạn xã hội, trong đó có 01 em đã có tiền án tiền sự từ trước, 01 em nghiện ma túy nặng, 03 em không có việc làm uống rượu say, hay quậy phá gây mất an ninh trật tự trên địa bàn,trên cơ sở nắm bắt tình hình về nguyên nhân dẫn đến các vi phạm của các đối tượng, Ban điều hành cùng chú bác cao niên với phương châm mưa dầm thấm lâu, kiên trì giáo dục thuyết phục bằng nhiều hình thức vừa đến tận gia đình trực tiếp gặp các đối tượng để giáo dục thuyết phục, đồng thời thông qua bạn bè thân thích của các đối tượng có uy tín kèm cặp, khuyên răn nhắc nhở, qua quá trình thực hiện đã đạt được kết quả: em Phạm Văn Hậu nghiện ma túy trên 05 năm nay đã cai nghiện thành công và tu chí làm ăn; em Phạm Hoài Bảo có tiền án tiền sự nay đã biết ăn năn hối cải chịu khó làm ăn lương thiện, đã 02 lần được giám đốc Công an tỉnh tặng giấy khen về thành tích bắt cướp; 03 em còn lại do thiếu việc làm sa vào các tệ nạn xã hội, cờ bạc rượu chè say sưa quậy phá nay đã có công việc ổn định, hạn chế rượu chè cờ bạc, không còn quậy phá làm mất ANTT trên địa bàn và biết vân lời cha mẹ, chú bác. (3) Chủ động làm tốt công tác hòa giải trong dòng họ và thôn, xóm. Trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường hiện nay, việc xảy ra mâu thuẫn trong nội bộ gia đình và giữa gia đình này với gia đình khác trong quá trình làm ăn sinh sống là không thể tránh khỏi. Trong thời gian thực hiện mô hình trong dòng họ đã xảy ra 03 vụ gây mâu thuẫn, 02 vụ trong nội bộ gia đình, 01 vụ giữa gia đình con em trong dòng họ và gia đình xung quanh, Ban điều hành đã tập trung làm công tác hòa giải và hòa giải thành công cả 03 vụ việc trên, tạo nên sự đồng thuận cao trong quá trình làm công tác hòa giải của Ban điều hành.
      Qua hơn 10 năm thực hiện mô hình đã cho thấy kết quả thực tế những việc đã làm được, số lượng con em mắc vào các TNXH càng ngày càng giảm, các em học giỏi thi đỗ vào các trường đại học, cao học ngày càng cao, các hộ gia đình trong dòng họ có tinh thần tương thân tương ái, giúp nhau làm ăn phát triển kinh tế được nâng lên, hiện nay trong dòng họ không có hộ nghèo, hộ làm ăn khá ngày càng nhiều, 100% hộ gia đình đều chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy ước của địa phương và quy chế hoạt động của mô hình.
      Thông qua hoạt động của mô hình dòng họ không có người vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội đã từng bước nâng cao nhận thức và hành động cụ thể trong việc chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy ước của địa phương, khơi dậy lòng yêu quê hương đất nước, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dòng họ đã được tổ tiên ông bà dày công xây dựng bao đời nay.
      Từ kết quả trên của dòng họ Phạm, đến nay phường Đông Thanh đã nhân rộng 09 mô hình dòng họ, 02 khu phố và 03 tổ chức hộ,i đoàn thể xây dựng mô hình an ninh trật tự trên địa bàn phường.
      Qua thực tiễn quá trình hoạt động của mô hình, Ban điều hành dòng họ Phạmi đúc rút một số kinh nghiệm như sau:
      1. Vai trò nêu gương trên tất cả các lĩnh vực của trưởng họ, trưởng phái, trưởng chi và chú bác cao niên trong dòng họ, phát huy tinh thần đoàn kết thương yêu, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau và nhận thức đúng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tính thiết thực của các cuộc vận động, sự đồng bộ của cả một dòng tộc, là yếu tố quyết định thành công của mọi công việc.
      2. Biết kết hợp chặt chẽ giữa các phong trào, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, phong trào xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, khu phố văn hóa, dòng họ văn hóa, gia đình văn hóa, một gia đình văn hóa tốt phải hiếu học, phải làm kinh tế giỏi, không vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội.
      3. Kết hợp các cuộc vận động với đề cao chữ hiếu, với khẩu hiệu đề ra là: “Học thành tài, cống hiến tốt, công dân gương mẫu, không vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội” để vinh danh dòng họ là đỉnh cao của sự hiếu đạo, biết giáo dục cho lớp trẻ nhận thức ý nghĩa sâu xa của chữ hiếu, làm rạng danh tổ tiên ông bà bằng những việc tốt, con người tốt, thành đạt và cống hiến cho cộng đồng. Ngược lại, hư hỏng phạm pháp gây nên tội ảnh hưởng không tốt đến cư dân của dòng tộc và là có tội với tổ tiên ông bà.
      4. Việc tuyên truyền vận động phải đa dạng tùy lúc, tùy nơi, hiệu quả nhất là đưa nội dung các phong trào ra bàn luận những ngày kỵ giỗ, các cuộc liên hoan của gia đình có nhiều bà con nội ngoại tham dự, tạo không khí thi đua cùng nhau thực hiện nhiều việc tốt.
      Có được những kết quả trên trước hết điều mà Ban điều hành dòng họ Phạm tâm đắc và trân trọng nhất là: ngoài sự nỗ lực của con dân trong dòng họ, Ban điều hành luôn được sự quan tâm động viên trực tiếp của lãnh đạo địa phương, Công an, Ban chỉ đạo ANTT phường Đông Thanh cũng như các ban ngành liên quan. Trong thời gian tới, toàn thể dòng họ Phạm sẽ tiếp tục đoàn kết chặt chẽ, làm hết sức mình không chỉ vì tương lai của dòng họ mà đỉnh cao của tâm nguyện là vì sự phát triển bền vững của quê hương đất nước./.

Tác giả bài viết: Phạm Văn Hóa, Trưởng Ban điều hành dòng họ Phạm- phường ĐôngThanh

Nguồn tin: Công an Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây